Gói từ 3-9 tuổi
- Vắc xin TETRAXIM (Pháp) phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp) được chỉ định để phòng ngừa các bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.
Nguồn gốc
Vắc xin Tetraxim do tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất.
Đường tiêm
Tiêm bắp ở trẻ nhũ nhi và tiêm vùng cơ delta ở trẻ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.
Chống chỉ định
Trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc xin.
Nếu trẻ bị bệnh não tiến triển (thương tổn ở não).
Nếu trẻ từng bị bệnh não (tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm liều vắc xin ho gà (ho gà vô bào hay toàn tế bào).
Nếu trẻ bị sốt hay bị bệnh cấp tính (phải hoãn việc tiêm ngừa lại).
Thận trọng khi sử dụng
Bảo đảm rằng không tiêm vắc xin vào lòng mạch máu cũng như không tiêm trong da.
Trẻ có tiền sử dị ứng, đặc biệt là phản ứng dị ứng sau khi tiêm Tetraxim hoặc đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch.
Đã từng có những triệu chứng sau đây mà được cho rằng có liên quan đến vắc xin:
Sốt trên 40 độ C trong vòng 48 giờ mà không có nguyên nhân xác định nào khác
Trụy mạch hay tình trạng giống sốc với giai đoạn giảm trương lực, giảm đáp ứng trong vòng 48 giờ sau tiêm ngừa.
Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ, xảy ra trong vòng 48 giờ sau tiêm ngừa.
Co giật có sốt hay không có sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm ngừa.
Tác dụng không mong muốn
Các phản ứng thường gặp:
Phản ứng tại vị trí tiêm như nổi quầng đỏ, nốt cứng.
Phản ứng toàn thân: sốt, đôi khi ≥ 40°C. Tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, buồn ngủ, bồn chồn, dễ bị kích thích; mất ngủ hay xáo trộn giấc ngủ; khóc nhè bất thường, khóc khó dỗ kéo dài.
Các triệu chứng giống dị ứng như: phát ban, hồng ban và mày đay, phù mặt, sưng mặt và cổ đột ngột.
Tương tác thuốc
Khi tiêm chủng các liều cơ bản hay tiêm nhắc liều thứ nhất, Tetraxim có thể được dùng bằng cách hoàn nguyên với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b (Act-HIB), hoặc tiêm cùng lúc với vắc xin cộng hợp Haemophilus influenzae týp b (Act-HIB) tại hai vị trí tiêm khác nhau.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng.
2. Đối tượng
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên đến 13 tuổi (tùy theo khuyến cáo chính thức của từng quốc gia).
3. Phác đồ, lịch tiêm
Lịch tiêm 5 mũi, như sau:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
– Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1
– Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2
– Mũi 4: 1 năm sau mũi 3
– Mũi 5: 3 năm sau mũi 4 (trẻ 4 – 6 tuổi)
4. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin có thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván (6in1, 5in1, 4in1, 3in1, DPT trong Tiêm chủng mở rộng) cần cách mũi Phế cầu 13 (Prevenar 13) là bao lâu?
Khách hàng lưu ý vắc xin Prevenar 13 có thể tiêm cùng lúc với vắc xin có thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván là DTwP hoặc DTaP (bao gồm các vắc xin 6in1/5in1/4in1/Adacel/ Boostrix hoặc Td).
+ Nếu Prevenar 13 tiêm trước các vắc xin đề cập phía trên thì không cần khoảng cách.
+ Nếu Prevenar 13 tiêm sau các vắc xin đề cập phía trên nên cách tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin chứa thành phần ho gà, bạch hầu, uốn ván là DTwP hoặc DTaP (bao gồm các vắc xin 6in1, 5in1, 4in1) với vắc xin Menactra cách nhau thế nào?
Trong trường hợp này, khách hàng có thể:
– Tiêm cùng lúc hoặc tiêm vắc xin Menactra trước (không giới hạn thời gian so với mũi cách vắc xin kể trên).
– Nếu đã tiêm các vắc xin kể trên trước, nên cách Menactra khoảng cách 6 tháng.
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau tiêm vắc xin 4 trong 1 có biểu hiện sốt không?
Sau khi tiêm 4 trong 1, trẻ hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đỏ, sưng (có thể hơn 5cm) hoặc lan ra toàn bộ chi bên tiêm. Xảy ra trong vòng 24 – 72 giờ sau khi tiêm vắc xin và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày.
Toàn thân: sốt, tiêu chảy, kém ăn, quấy khóc.
6. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
2. Vắc xin phế cầu PREVENAR 13 – Phòng các bệnh do phế cầu khuẩn
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Prevenar 13 là vắc xin phế cầu, phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), viêm tai giữa cấp tính,… do 13 chủng phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra (type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F).
Nguồn gốc
Vắc xin Prevenar-13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Pfizer (Mỹ). Prevenar-13 được sản xuất tại Bỉ.
Đường tiêm
Vắc xin Prevenar-13 được chỉ định tiêm bắp (vùng cơ delta) với liều 0.5ml
Chống chỉ định
Không dùng vắc xin Prevenar-13 trong thai kỳ.
Không tiêm vắc xin Prevenar-13 với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.
Thận trọng khi sử dụng
Prevenar-13 không được tiêm nội mạch.
Nên hoàn tất phác đồ với cùng một loại vắc xin Synflorix hoặc Prevenar-13.
Trong trường hợp bất khả kháng, có thể chuyển đổi vắc xin Synflorix và Prevenar-13 vào bất cứ thời điểm nào trong lịch trình tiêm chủng.
Không tiêm vắc xin Prevenar-13 ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.
Trẻ em từ 2 tuổi đã hoàn thành phác đồ tiêm Synflorix trước đó có thể được khuyến cáo tiêm 1 liều Prevenar-13 để kích thích sinh miễn dịch với 3 type huyết thanh bổ sung. Mũi tiêm Prevenar-13 bổ sung được tiêm cách mũi Synflorix cuối cùng 2 tháng.
Tương tác thuốc
Không có chống chỉ định về phối hợp vắc xin giữa Prevenar-13 với các vắc xin khác.
Nếu phải tiêm thêm 1 loại vắc xin khác cùng lúc với Prevenar-13, vắc xin cần được tiêm ở một vị trí khác.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ lạnh (từ 2 – 8 độ C). Không được đóng băng.
2. Đối tượng
Vắc xin Prevenar-13 (Bỉ) được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn.
* Lưu ý: Vắc xin Prevenar-13 có thể tiêm cùng lúc với loại vắc xin DTwP hoặc DTaP (như các vắc xin: 6in1/5in1/4in1/ DPT, Adacel, Boostrix).
Nếu Prevenar-13 tiêm trước thì không cần khoảng cách.
Nếu Prevenar-13 tiêm sau nên cách tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin Prevenar-13 nên tiêm cách mũi Menactra tối thiểu 1 tháng.
* Lưu ý: Khách hàng đã tiêm Pneumo23:
Khách hàng ≥ 65 tuổi muốn tiêm Prevenar-13: khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 1 năm.
Khách hàng tuổi dưới 65 tuổi muốn tiêm Prevenar-13: khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 3 năm.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
Mũi 4 (mũi nhắc lại): sau 8 tháng kể từ mũi thứ 3
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 3 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 là 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi.
4. Điều kiện trước tiêm
Bị nhiễm Covid-19 rồi có tiêm Prevenar-13 được không?
Sau khi khỏi bệnh Covid-19, hoàn toàn có thể tiêm được các vắc xin khác. Bác sĩ sẽ khám sàng lọc và có chỉ định phù hợp.
Người đang có bị bệnh lý nền có tiêm được Prevenar-13 không?
Trước khi tiêm chủng, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn đầy đủ. Vì vậy, cần thông tin cho bác sĩ về bệnh lý và loại thuốc bạn đang sử dụng. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp.
5. Khoảng cách với các vắc xin khác
Vắc xin Prevenar-13 có thể tiêm cùng lúc với DTwP hoặc DtaP (6in1/5in1/4in1/ DPT, Adacel, Boostrix) hoặc Td.
Nếu Prevenar-13 tiêm trước thì không cần khoảng cách.
Nếu Prevenar-13 tiêm sau nên cách tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin Prevenar-13 nên tiêm cách mũi Menactra tối thiểu 1 tháng.
Không tiêm vắc xin Prevenar-13 cho Phụ nữ đang mang thai
* Lưu ý: Khách hàng đã tiêm Pneumo23:
Khách hàng tuổi ≥ 65 tuổi tiêm Prevenar-13: Khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 1 năm.
Khách hàng tuổi < 65 muốn tiêm Prevenar-13: Khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 3 năm.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Vắc xin Prevenar-13 có độ an toàn cao. Tuy nhiên, người được tiêm có thể gặp một số phản ứng nhẹ, kéo dài từ 1- 2 ngày:
Tại chỗ tiêm: ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Toàn thân: sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
3. Vắc xin Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng bệnh Cúm mùa
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng được 4 chủng tuýp virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).
Nguồn gốc
Vắc xin Vaxigrip Tetra được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).
Đường tiêm
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược liệt kê trong mục “thành phần” hoặc bất kỳ chất nào có thể có trong thành phần dù với một lượng rất nhỏ còn sót lại (vết) như trứng (ovalbumin, protein của gà), neomycin, formaldehyde và octoxynol-9.
Hoãn tiêm vắc xin với những người bị sốt vừa hay sốt cao hay bị bệnh cấp tính.
Thận trọng khi sử dụng
Không được tiêm Vaxigrip Tetra vào tĩnh mạch.
Thận trọng khi sử dụng cho người bị suy giảm miễn dịch, suy giảm tiểu cầu hoặc bị rối loạn chảy máu.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.
Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ.
Bảo quản
Vắc xin Vaxigrip Tetra được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C. Không để đông băng và tránh ánh sáng.
2. Đối tượng
Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml của Pháp phòng cúm mùa, được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Vắc xin Vaxigrip Tetra 0,5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm.
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.
4. Điều kiện trước tiêm
Bị nhiễm Covid-19 rồi có tiêm cúm được không?
Sau khi điều trị xong Covid-19, sức khỏe hoàn toàn ổn định (không còn các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Covid-19), khách hàng vẫn có thể tiêm các vắc xin khác được (trừ vắc xin Covid-19 cần chờ sau 6 tháng). Tùy vào sức khỏe từng khách hàng mà bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định phù hợp.
Khách hàng trước khi tiêm vắc xin cúm có cần ăn thử trứng gà trước khi tiêm để test dị ứng không?
Theo các khuyến cáo gần đây, người dị ứng với trứng vẫn có thể tiêm ngừa cúm. Vì vậy trong thực hành tiêm chủng, bác sĩ không nhất thiết phải yêu cầu người đi tiêm vắc xin cúm cần ăn thử trứng để thử dị ứng trước khi tiêm.
Tuy nhiên, bên cạnh việc khám sàng lọc và tư vấn của bác sĩ, người đi tiêm vắc xin nên thông báo cho bác sĩ các thông tin lịch sử dị ứng của bản thân, bao gồm dị ứng thức ăn, vắc xin, hóa chất, phản ứng nặng sau tiêm lần trước (nếu có)… Do vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm đến VNVC để tiêm chủng theo đúng lịch.
Phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin cúm không?
Vắc xin phòng cúm không chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai. Khách hàng có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Khi tiêm, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn, chỉ định mũi tiêm phù hợp. Khách hàng cần hoàn tất một số thủ tục trước tiêm.
Lưu ý: vắc xin phòng Cúm Ivacflu – S (Việt Nam) không chỉ định cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú có tiêm được vắc xin phòng cúm không?
Trong thời gian cho con bú, phụ nữ vẫn có thể đi tiêm chủng một số loại vắc xin như Cúm tránh trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho con, đặc biệt khi trẻ chưa đủ tuổi để tiêm ngừa một số vắc xin.
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Vắc xin Vaxigrip là vắc xin có độ an toàn cao. Sau khi tiêm vắc xin cúm, người được tiêm thường gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
Toàn thân: sốt,mệt mỏi, đau đầu
6. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
4. Vắc xin IMOJEV – Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới
1. Thông tin vắc xin
Imojev là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được chỉ định cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Nguồn gốc
Vắc xin Imojev được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp). Sản xuất tại Thái Lan.
Đường tiêm
Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: Tiêm tại mặt trước – bên của đùi hoặc vùng cơ Delta ở cánh tay.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm tại vùng cơ Delta ở cánh tay.
Liều tiêm: 0,5ml/liều Imojev hoàn nguyên.
Chống chỉ định
Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.
Thận trọng khi sử dụng
Không được tiêm vào lòng mạch máu.
Đối với những người điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong 14 ngày hay trên 14 ngày, sau khi ngưng điều trị nên chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi hồi phục chức năng miễn dịch rồi mới tiến hành tiêm vắc xin Imojev.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: Đỏ, ngứa, sưng, đau.
Phản ứng toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ, ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.
Tương tác thuốc
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị hay rubella.
Nếu nơi sinh sống có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với vắc xin phòng bệnh sởi.
Khi tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin khác, phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau và phải dùng 2 bơm tiêm riêng biệt.
Bảo quản
Vắc xin Imojev cần bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, không được để đông băng.
Giữ vắc xin trong hộp để tránh ánh sáng.
2. Đối tượng
Vắc xin Imojev được chỉ định phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào) có lịch tiêm 2 mũi:
Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi đầu tiên.
Người tròn 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.
4. Điều kiện trước tiêm
Khi tiêm các vắc xin Viêm não Nhật Bản B cần khoảng cách gì không?
Để tiêm vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản, trong vòng 1 tháng gần nhất Khách hàng không tiêm các vắc xin sống giảm độc lực.
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin Viêm não Nhật Bản B Imojev và vắc xin khác cách nhau thế nào?
Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc xin này cách nhau khoảng 2 tuần với các vắc xin khác, trừ các vắc xin sống giảm độc lực thì cần tiêm cách vắc xin viêm não Nhật Bản B Imojev ít nhất là 1 tháng. Trước khi tiêm các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp cho khách hàng.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản B, bé có sốt không?
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản B, bé hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm là triệu chứng thường gặp
Toàn thân: sốt, đau đầu,đau cơ, mệt mỏi, cáu kỉnh, mất cảm giác thèm ăn, nôn
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
5. Vắc xin MENACTRA (Mỹ)
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Menactra được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng bệnh xâm lấn do N.meningitidis (vi khuẩn não mô cầu) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…
Nguồn gốc
Vắc xin Menactra được sản xuất bởi hãng vắc xin hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp). Được sản xuất tại Mỹ.
Đường tiêm
Menactra được chỉ định tiêm bắp, tốt nhất là ở mặt trước – ngoài của đùi hoặc vùng cơ delta tùy theo tuổi và khối cơ của đối tượng. Không được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong da & dưới da đối với vắc xin Menactra.
Chống chỉ định
Người đã bị phản ứng quá mẫn toàn thân với bất cứ thành phần của vắc xin, hoặc sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một vắc xin chứa cùng một thành phần trước đây.
Người được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) nhạy cảm bất thường, liệt có thể tăng nguy cơ bị GBS sau khi tiêm Menactra. Cần lưu ý lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi quyết định sử dụng vắc xin.
Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.
Hiếm khi có phản ứng dị ứng nhưng cần ngưng liều thứ 2 nếu liều 1 có dấu hiệu dị ứng.
Thận trọng khi sử dụng
Rất thận trọng khi tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu Menactra cho phụ nữ có thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ hoặc trong trường hợp thật cần thiết.
Luôn có sẵn thiết bị và phác đồ phòng sốc phản vệ.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thiếu hụt bổ thể hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch có thể không đáp miễn dịch đầy đủ với vắc xin.
Như tất cả các vắc xin dùng đường tiêm khác, phải thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu vì có thể bị chảy máu sau khi tiêm bắp.
Tác dụng không mong muốn
Các phản ứng bất lợi toàn thân và tại chỗ trong dự kiến thường được báo cáo trong vòng 7 ngày sau khi tiêm chủng.
Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: Nhạy chỗ tiêm (đau, nổi ban đỏ hoặc sưng nhẹ – những triệu chứng này thường biến mất sau 72 giờ) và cáu kỉnh.
Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: Đau tại vị trí tiêm và cáu kỉnh. Tiêu chảy, ngủ gà và chán ăn cũng thường xảy ra.
Thanh thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi & các đối tượng trưởng thành từ 18 đến 55 tuổi: Đau tại vị trí tiêm, đau đầu và mệt mỏi.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C. Không được đông băng.
2. Đối tượng
Vắc xin Menactra (Mỹ) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56) phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW do các nhóm huyết thanh A,C,Y, W-135 gây ra.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng.
Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56): 1 liều duy nhất.
4. Điều kiện trước tiêm
Khi tiêm vắc xin Menactra cần lưu ý gì không?
Quý khách lưu ý một số khoảng cách giữa vắc xin Menactra với các vắc xin sau:
+ Vắc xin 6in1/5in1/4in1/DPT: tiêm chung cùng ngày hoặc nếu tiêm 6in1/5in1/4in1/DPT trước thì nên cách 6 tháng sau mới tiêm Menactra. Nếu tiêm Menactra trước thì không giới hạn thời gian tiêm vắc xin 6in1/5in1/4in1/DPT.
+ Tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC: nên cách 2 tháng.
+ Tiêm phế cầu Prevenar 13: nên cách 1 tháng, nên hoàn tất lịch tiêm Prevenar 13 trước khi tiêm Menactra.
+ Không nên tiêm cùng ngày với vắc xin thương hàn Typhim (Pháp) (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin Menactra và vắc xin não mô cầu BC cách nhau thế nào?
Nếu trẻ từ 6 tháng – 9 tháng tuổi:
Khuyến cáo tiêm VA-Mengoc BC trước.
Sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin VA-Mengoc BC, khuyến cáo tiêm vắc xin Menactra.
Khoảng cách tối thiểu giữa VA-Mengoc BC và Menactra là 2 tháng (trường hợp bất khả kháng có thể tiêm xen kẽ).
Nếu trẻ từ tròn 9 tháng tuổi trở lên và chưa từng tiêm vắc xin VA-Mengoc BC trước đây:
Khuyến cáo tiêm vắc xin Menactra trước.
Sau khi tiêm đủ 2 mũi Menactra mới tư vấn VA-Mengoc BC.
Khoảng cách tối thiểu giữa VA-Mengoc BC và Menactra là 2 tháng (trường hợp bất khả kháng có thể tiêm xen kẽ).
Vắc xin Menactra và vắc xin chứa thành phần Bạch hầu, ho gà, uốn ván là 6in1, 5in1, 4in1, 3in1 (của Tiêm chủng mở rộng) cách nhau thế nào?
Tiêm cùng lúc hoặc tiêm Menactra trước (không giới hạn thời gian so với mũi cách vắc xin đề cập phía trên)
Nếu đã tiêm các vắc xin đề cập phía trên trước, nên cách Menactra khoảng cách 6 tháng
Khoảng cách giữa vắc xin Menactra và vắc xin Prevenar 13 là bao lâu?
Không tiêm cùng lúc vắc xin Menactra và Prevenar 13.
Khoảng cách tối thiểu giữa Menactra và Prevenar 13 nên là 4 tuần.
Vắc xin Menactra và vắc xin não mô cầu AC cách nhau bao lâu?
Người đã từng sử dụng vắc xin não mô cầu AC có thể chỉ định tiêm Menactra.
Mũi tiêm Menactra cách mũi cuối của vắc xin não mô cầu AC tối thiểu 2 tháng.
Vắc xin Menactra và vắc xin thương Hàn Typhim (Pháp) là bao lâu?
Không nên tiêm Menactra cùng ngày với vắc xin Thương hàn Typhim VI (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Menactra, trẻ thường gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm
Toàn thân: ngủ gà, cáu kỉnh, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn. Các triệu chứng thường nhẹ và thoáng qua.
Các phản ứng sau tiêm có thể gặp trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
6. Vắc xin VARIVAX (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Varivax tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra.
Nguồn gốc
Vắc xin Varivax được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ).
Đường tiêm
Vắc xin Varivax được chỉ định tiêm dưới da. Liều đơn 0.5ml
Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bao gồm cả: gelatin, neomycin.
Người đang mắc các bệnh bạch, loạn sản máu, các bệnh u lympho, hoặc các khối u ác tính ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, tủy xương.
Người đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm corticoid liều cao). Hoặc đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Người đã có miễn dịch do mắc phải.
Người đang mắc các bệnh lý tiến triển, sốt cao trên 38 độ C. Tuy nhiên không có chống chỉ định cho trường hợp sốt nhẹ.
Người mắc bệnh lao thể hoạt động chưa được điều trị.
Thận trọng khi sử dụng
Cũng như các vắc xin khác; cần có hộp chống sốc đầy đủ trước khi tiêm.
Chưa có bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của Varivax trên trẻ nhỏ và người trẻ tuổi đã bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Chưa có nghiên cứu về tính an toàn của Varivax trên trẻ <12 tháng tuổi.
Người được tiêm chủng nên tránh tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh như: người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai nhưng chưa tiêm phòng thủy đậu; người chăm sóc trẻ mà chưa có miễn dịch do mắc phải hay do tiêm phòng…
Chưa có nghiên cứu về việc tác động của Varivax trên sự phát triển của thai kỳ vì vậy phụ nữ phải tránh mang thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm.
Cũng chưa rõ vắc xin có bài tiết qua sữa mẹ hay không nên cần thận trọng khi sử dụng vắc xin cho bà mẹ đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu ít nhất 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm bất kỳ một immunoglobulin với Varicella zoster (VZIG).
Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu trong vòng 2 tháng không được sử dụng immunoglobulin nào, kể cả VZIG, trừ khi việc tiêm này có lợi hơn tác dụng của vắc xin.
Trong vòng 6 tuần kể từ khi tiêm vắc xin không được dùng thuốc có chứa salicylate do có xảy ra hội chứng Reye trên bệnh nhân mắc thủy đậu tự nhiên được điều trị bằng salycilate.
Nếu không dùng đồng thời với vắc xin MMR II (sởi- quai bị- rubella) thì nên dùng cách nhau ít nhất 1 tháng.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, khối tụ máu…
Có thể sốt cao.
Phát ban dạng thủy đậu tại vết tiêm hay toàn thân.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
2. Đối tượng
Vắc xin Varivax là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.
3. Phác đồ, lịch tiêm
* Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.
* Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 02 mũi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.
4. Điều kiện trước tiêm
Tiêm vắc xin thủy đậu có cần khoảng cách không?
Để tiêm vắc xin thuỷ đậu, Khách hàng cần lưu ý trong vòng 1 tháng gần nhất không tiêm các vắc xin sống giảm độc lực.
5. Khoảng cách với các vắc xin khác
Khoảng cách giữa vắc xin thủy đậu Varivax và vắc xin khác là bao lâu?
Thực tế các bác sĩ thường khuyến cáo tiêm vắc xin Varivax cách khoảng 2 tuần với các vắc xin khác, trừ các vắc xin sống giảm độc lực thì cần tiêm cách vắc xin thủy đậu ít nhất 1 tháng. Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu về thì bé có sốt không?
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng.
Toàn thân: sốt
Lưu ý: Cần tránh dùng chế phẩm chứa Salicylate (Aspirin hoặc các chế phẩm bôi, dán giảm đau) trong ít nhất 6 tuần sau khi tiêm.
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
7. Vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh Sởi – quai bị – rubella
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin phối hợp MMR-II của Mỹ là vắc xin sống giảm độc lực tạo miễn dịch chủ động dùng để ngăn ngừa nhiễm virus bệnh sởi, quai bị và rubella. Thuốc hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus.
Nguồn gốc
Vắc xin MMR-II được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ).
Đường tiêm
Tiêm dưới da, không được tiêm tĩnh mạch.
Chống chỉ định
Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.
Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ.
Có tiền sử dị ứng với neomycin.
Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
Người bị bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch; các bệnh gây giảm hoặc vô gammaglobulin máu.
Người có tiền sử trong gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin.
Thận trọng khi sử dụng
Luôn có sẵn dụng cụ và phác đồ cấp cứu sốc phản vệ khi tiêm chủng vắc xin
Cẩn trọng với người có tiền sử co giật và có tiền sử tổn thương não. Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng sốt xảy ra sau khi tiêm.
Quá mẫn với trứng: người có phản ứng dị ứng với trứng cần đặc biệt thận trọng khi tiêm vắc xin này bởi vì vắc xin sống phòng sởi và quai bị được nuôi cấy trên phôi gà.
Giảm tiểu cầu: sau khi tiêm vắc xin ở những người có bệnh giảm tiểu cầu thì mức độ giảm tiểu cầu sẽ trầm trọng hơn. Mức độ giảm tiểu cầu sẽ lũy tiến khi tiêm nhắc lại lần sau.
Đối với những trẻ có nhiễm virus HIV nhưng không có biểu hiện lâm sàng của suy giảm miễn dịch thì vẫn có thể tiêm phòng bằng MMR-II nhưng phải theo dõi hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm phòng. Bởi vì khả năng đáp ứng miễn dịch có thể không bằng so với các trẻ bình thường khác.
Đã có nghiên cứu cho thấy vắc xin sởi-quai bị- rubella có thể làm ức chế tạm thời tính nhạy cảm của da với tuberculin, vì vậy phải thực hiện test tuberculin trước hoặc đồng thời với việc tiêm vắc xin
Chưa có nghiên cứu về việc tác động của vắc xin lên trẻ em đang bị nhiễm lao mà chưa được điều trị.
Cũng như các vắc xin khác, MMR-II không gây được đáp ứng thể dịch 100% trên người đã được tiêm chủng.
Phụ nữ đang cho con bú: cần thận trọng khi tiêm phòng, chưa có thông tin về việc vắc xin sởi, quai bị có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Đã có thông tin về việc vắc xin rubella bài tiết qua sữa mẹ và có biểu hiện lâm sàng nhiễm virus rubella trên trẻ bú mẹ
Tương tác thuốc
Phải tiêm vắc xin MMR-II trước hoặc sau một tháng khi dùng những loại vắc xin virus sống khác.
Có thể tiêm cùng thời điểm với vắc xin Varicella và vắc xin Hib nhưng phải ở các vị trí khác nhau.
Không tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu hay huyết tương vì sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch.
Tác dụng không mong muốn
Cảm giác rát bỏng hoặc đau nhói tại vùng tiêm.
Tác dụng ít gặp: sốt (từ 38 độ C trở lên, trên da có vùng ban đỏ nhưng thường nhẹ.
Tác dụng hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, chai hoặc căng cứng, đau họng, khó chịu, sởi không điển hình, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Các phản ứng quá mẫn trên da như nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.
Đau cơ, khớp: thường thoáng qua và không bị mãn tính. Hay xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trưởng thành.
Bảo quản
Trước khi hoàn nguyên, vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C và tránh ánh sáng.
Sau khi hoàn nguyên nên sử dụng ngay vắc xin, có thể sử dụng được vắc xin đã hoàn nguyên nếu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C, tránh ánh sáng trong vòng 4 giờ. Sau 4 giờ phải hủy bỏ vắc xin theo quy định.
2. Đối tượng
Vắc xin MMR-II phòng Sởi – Quai bị – Rubella được chỉ định dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Vắc xin MMR-II cho trẻ từ 12 tháng tuổi – < 7 tuổi (chưa tiêm Sởi đơn hay MMR II) có lịch tiêm 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.
Vắc xin MMR-II cho trẻ từ 7 tuổi và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
4. Điều kiện trước tiêm
Khi tiêm các vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cần điều kiện gì không?
Khách hàng cần lưu ý trong vòng 1 tháng gần nhất không tiêm các vắc xin sống giảm độc lực.
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Khoảng cách giữa vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella với các vắc xin khác?
Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella không có khoảng cách đặc biệt với các vắc xin khác, thông thường các loại vắc xin này sẽ tiêm cùng 1 ngày hoặc nếu không tiêm cùng thì khoảng cách giữa các loại vắc xin này là 1 tháng.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm Sởi – Quai bị – Rubella, người tiêm có sốt không?
Vắc xin Sởi-Quai bị-Rubella là vắc xin có độ an toàn cao. Sau khi tiêm vắc xin MMR-II, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể:
Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
Toàn thân: Sốt, ban, ho và sổ mũi
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
8. TYPHIM (Pháp)
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Typhim VI phòng ngừa bệnh Thương hàn (bệnh về đường tiêu hóa) gây ra bởi vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) cho trẻ từ trên 2 tuổi và người lớn.
Nguồn gốc
Vắc xin Typhim VI được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).
Đường tiêm
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin.
Không tiêm bắp cho người bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.
Trẻ em dưới 2 tuổi vì đáp ứng miễn dịch thấp.
Thận trọng khi sử dụng
Hoãn sử dụng vắc xin khi đang có biểu hiện sốt hoặc nhiễm trùng.
Phải chắc chắn rằng không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu.
Vắc xin Typhim Vi chỉ phòng được bệnh sốt thương hàn do Samonella typhi còn không phòng được bệnh thương hàn do Samonella paratyphi tuýp A và B gây ra.
Luôn có sẵn phác đồ chống sốc phản vệ khi tiêm phòng vắc xin mặc dù rất hiếm gặp các phản ứng dị ứng này xảy ra khi tiêm Typhim Vi.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Không có chống chỉ định cho phụ nữ có thai, tuy nhiên việc dùng thuốc trong thời gian thai kỳ phải có chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú: vẫn có thể tiêm phòng vắc xin.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ: sưng, đau, có quầng đỏ tại vết tiêm.
Phản ứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và đau bụng.
Rất hiếm có trường hợp phát ban trên da hoặc quá mẫn.
Tương tác thuốc
Vắc xin Typhim Vi có thể tiêm cùng các vắc xin khác như: viêm gan A, bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, dại, viêm gan B, viêm màng não B+C trong cùng một đợt tiêm chủng.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
2. Đối tượng
Vắc xin thương hàn được chỉ định cho trẻ từ trên 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Lịch tiêm 01 mũi.
Tiêm nhắc: mỗi 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh.
4. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin Thương hàn Typhim VI (Pháp) không nên tiêm cùng 1 ngày với vắc xin Menactra (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin phòng Thương hàn, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:
Phản ứng tại chỗ: sưng, đau, có quầng đỏ tại vết tiêm.
Phản ứng toàn thân: sốt, đau đầu, đau khớp
6. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
9. Vắc xin TWINRIX (Bỉ) phòng bệnh viêm gan A+B
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Twinrix được chỉ định để phòng 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B ở trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Nguồn gốc
Vắc xin Twinrix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ.
Đường tiêm
Tiêm bắp.
Chống chỉ định
Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin hoặc có biểu hiện quá mẫn với vắc xin phòng viêm gan B và viêm gan A đơn lẻ.
Thận trọng khi sử dụng
Người đang sốt cao, cấp tính.
Vắc xin không phòng được bệnh viêm gan do các tác nhân khác như viêm gan C và viêm gan E.
Phụ nữ có thai và cho con bú: không có chống chỉ định nhưng phải có sự cân nhắc của chuyên gia y tế.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt.
Có cảm giác buồn nôn.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C và không được đông băng.
2. Đối tượng
Vắc xin phòng bệnh Viêm gan A+B (Twinrix) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng – dưới 16 tuổi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: 6 tháng sau mũi 1.
Lịch tiêm 3 mũi cho người từ 16 tuổi trở lên:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
– Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
– Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.
4. Điều kiện trước tiêm
Trước khi tiêm vắc xin viêm gan A+B cần làm xét nghiệm 2 chỉ số: HBsAg và AntiHBs
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Khoảng cách giữa vắc xin Viêm gan A+B và các vắc xin khác?
Vắc xin viêm gan A+B cần tiêm cách vắc xin 6in1/5in1 (TCMR) 1 tháng vì có cùng thành phần viêm gan B.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm gan A+B, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
Toàn thân: đau đầu, khó chịu.
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
10. Vắc xin mORCVAX (Việt Nam) phòng bệnh tả
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin mORCVAX phòng bệnh bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây nên.
Nguồn gốc
Vắc xin mORCVAX được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech – Việt Nam.
Đường tiêm
Chỉ dùng đường uống. Liều dùng: 1,5ml/liều.
Chống chỉ định
Không dùng vắc xin mORCVAX cho trẻ đã quá mẫn cảm ở lần uống đầu tiên hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Không dùng cho người mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính, các bệnh cấp tính và mãn tính đang thời kỳ tiến triển.
Không dùng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư.
Thận trọng khi sử dụng
Khi dự định uống vắc xin phòng bệnh tả mORCVAX cần trao đổi với bác sĩ về những lưu ý trước khi uống vắc xin như:
Thông báo với bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng nào với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, kể cả các dị ứng với động vật hoặc thực vật.
Nên tạm hoãn việc dùng vắc xin nếu trẻ đang bị sốt hoặc rối loạn tiêu hóa và bị nôn trớ. Tuy nhiên nếu trẻ bị cảm lạnh thì vẫn có thể dùng bình thường.
Đối với trẻ vừa uống vắc xin thì cha mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, rửa tay sau khi thay tã cho trẻ.
Không phải những người dùng vắc xin phòng bệnh tả đều được bảo vệ đầy đủ chống lại bệnh tả. Vắc xin này không phòng chống được các bệnh tiêu chảy gây ra bởi các vi sinh vật khác.
Vắc xin không khuyên dùng cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp cần thiết và cân nhắc được những lợi ích lớn hơn những rủi ro.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: Sau khi uống vắc xin có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói…
Hiếm gặp: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt, tuy nhiên những triệu chứng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Tương tác thuốc
Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về tương tác thuốc của vắc xin mORCVAX, lưu ý không dùng các thuốc đường uống khác trước và sau 1 giờ dùng vắc xin mORCVAX.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
2. Đối tượng
Vắc xin tả mORCVAX được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch uống
Lịch uống cơ bản: 2 liều uống cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).
Lịch nhắc lại: Uống lặp lại sau lịch uống cơ bản 2 năm hoặc trước mỗi mùa dịch tả. Phác đồ uống 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 2 tuần.
4. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi uống có thể có cảm giác buồn nôn, nôn và các triệu chứng hiếm gặp: đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt… Các triệu chứng này tự khỏi mà không cần điều trị.
5. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.