Gói từ 9-18 tuổi
1. Vắc xin GARDASIL 9 (Mỹ) phòng các bệnh do 9 tuýp virus HPV nguy hiểm
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới vì mở rộng cả đối tượng và phạm vi phòng bệnh rộng hơn ở nam và nữ giới, bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản…, với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 94%.
Nguồn gốc
Vắc xin Gardasil 9 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Merck Sharp & Dohme (MSD – Mỹ).
Đường tiêm
Vaccine Gardasil 9 được chỉ định tiêm bắp. Vị trí phù hợp là vùng cơ delta của phần trên cánh tay hoặc ở vùng trước phía trên đùi.
Không được tiêm Gardasil 9 vào mạch máu, tiêm dưới da hoặc tiêm trong da.
Không được trộn lẫn vắc xin trong cùng một ống tiêm với bất kỳ loại vắc xin và dung dịch nào khác.
Chống chỉ định
Người quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của vắc xin được liệt kê trong phần “Thành phần”.
Những người bị quá mẫn sau khi tiêm Gardasil 9 hoặc Gardasil trước đây không nên tiêm Gardasil 9.
Thận trọng khi sử dụng
Hoãn tiêm chủng ở những người đang bị sốt nặng cấp tính. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng nhẹ, như nhiễm trùng đường hô hấp trên nhẹ hoặc sốt mức độ nhẹ không chống chỉ định tiêm Gardasil 9.
Vắc xin chỉ dùng để dự phòng, không có tác dụng điều trị. Do đó, vắc xin Gardasil 9 không chỉ định để điều trị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn, tổn thương loạn sản cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn hoặc mụn cóc sinh dục mức độ cao…, không ngăn ngừa các tổn thương do tuýp HPV có trong vắc xin ở những người bị nhiễm tuýp HPV đó tại thời điểm tiêm chủng. Vắc xin này nên được dùng thận trọng cho những người bị giảm tiểu cầu hoặc có bất kỳ rối loạn đông máu nào vì chảy máu có thể xảy ra sau khi tiêm bắp ở những người này.
Các nghiên cứu theo dõi dài hạn hiện đang được tiến hành để xác định thời gian bảo vệ. Không có dữ liệu về độ an toàn, tính sinh miễn dịch hoặc hiệu quả để hỗ trợ cho việc sử dụng thay thế cho nhau giữa Gardasil 9 với vắc xin HPV nhị giá hoặc tứ giá.
Khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú
1. Phụ nữ có thai
Dữ liệu về phụ nữ có thai cho thấy không có biểu hiện dị dạng cũng không có độc tính đối với thai/trẻ sơ sinh do Gardasil 9.
Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy độc tính đối với sinh sản. Tuy nhiên, những dữ liệu này được xem là không đủ để khuyến cáo sử dụng Gardasil 9 trong thời kỳ mang thai.
Nên hoãn việc tiêm chủng cho đến khi kết thúc thai kỳ.
2. Phụ nữ cho con bú
Vắc xin Gardasil 9 có thể được sử dụng trong thời kỳ cho con bú.
3. Khả năng sinh sản
Không có dữ liệu về ảnh hưởng của Gardasil 9 đến khả năng sinh sản ở người. Các nghiên cứu trên động vật không cho thấy ảnh hưởng có hại đến khả năng sinh sản.
Tương tác thuốc
Tính an toàn và tính sinh miễn dịch ở những người đã nhận được globulin miễn dịch hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ máu trong 3 tháng trước khi tiêm chủng chưa được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
1. Sử dụng với các vắc xin khác Gardasil 9
Vắc xin Gardasil 9 có thể được dùng đồng thời với một vắc xin tăng cường kết hợp chứa Bạch hầu (d) và uốn ván (T) cùng với ho gà [thành phần vô bào] và/hoặc bại liệt [bất hoạt] (IPV) (vắc xin dTap, dT-IPV, dTap-IPV) và không có sự can thiệp đáng kể vào đáp ứng kháng thể đối với bất kỳ thành phần nào của một trong hai vắc xin. Điều này dựa trên các kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng, trong đó vắc xin dTap-IPV kết hợp được sử dụng đồng thời với liều Gardasil 9 đầu tiên.
2. Sử dụng với thuốc tránh thai chứa hormon
Trong các nghiên cứu lâm sàng, 60,2% phụ nữ từ 16-26 tuổi tiêm Gardasil 9 đã sử dụng thuốc tránh thai chứa hormon trong thời gian tiêm chủng ở các nghiên cứu lâm sàng. Sử dụng thuốc tránh thai chứa hormon dường như không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tuýp đối với Gardasil 9.
Tương kỵ
Không có nghiên cứu về sự tương hợp, không được trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau, sưng, nổi ban đỏ, chai cứng, ngứa, bầm tím, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
Bảo quản
Vắc xin Gardasil 9 được bảo quản trong tủ lạnh (2°C – 8°C). Không để đông lạnh.
Giữ ống tiêm chứa sẵn vắc xin trong hộp carton ngoài để tránh ánh sáng. Nên sử dụng Gardasil 9 càng sớm càng tốt sau khi được lấy ra khỏi tủ lạnh.
2. Đối tượng
Vắc xin Gardasil 9 được chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến dưới 27 tuổi.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng.
Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng
Người từ tròn 15 tuổi đến dưới 27 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng
Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng.
Phác đồ tiêm nhanh:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.
4. Phản ứng sau tiêm chủng
Vắc xin Gardasil 9 có độ an toàn cao. Tuy nhiên, người được tiêm có thể gặp một số phản ứng nhẹ, kéo dài từ 1-2 ngày:
Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, ngứa, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Các phản ứng toàn thân khác: Sốt nhẹ, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
5. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
2. Vắc xin phế cầu PREVENAR 13 – Phòng các bệnh do phế cầu khuẩn
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Prevenar 13 là vắc xin phế cầu, phòng các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho trẻ em và người lớn như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), viêm tai giữa cấp tính,… do 13 chủng phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumoniae gây ra (type 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F).
Nguồn gốc
Vắc xin Prevenar-13 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Pfizer (Mỹ). Prevenar-13 được sản xuất tại Bỉ.
Đường tiêm
Vắc xin Prevenar-13 được chỉ định tiêm bắp (vùng cơ delta) với liều 0.5ml
Chống chỉ định
Không dùng vắc xin Prevenar-13 trong thai kỳ.
Không tiêm vắc xin Prevenar-13 với người quá mẫn cảm với thành phần trong vắc xin hoặc với độc tố bạch hầu.
Thận trọng khi sử dụng
Prevenar-13 không được tiêm nội mạch.
Nên hoàn tất phác đồ với cùng một loại vắc xin Synflorix hoặc Prevenar-13.
Trong trường hợp bất khả kháng, có thể chuyển đổi vắc xin Synflorix và Prevenar-13 vào bất cứ thời điểm nào trong lịch trình tiêm chủng.
Không tiêm vắc xin Prevenar-13 ở bệnh nhân giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ rối loạn đông máu nào.
Trẻ em từ 2 tuổi đã hoàn thành phác đồ tiêm Synflorix trước đó có thể được khuyến cáo tiêm 1 liều Prevenar-13 để kích thích sinh miễn dịch với 3 type huyết thanh bổ sung. Mũi tiêm Prevenar-13 bổ sung được tiêm cách mũi Synflorix cuối cùng 2 tháng.
Tương tác thuốc
Không có chống chỉ định về phối hợp vắc xin giữa Prevenar-13 với các vắc xin khác.
Nếu phải tiêm thêm 1 loại vắc xin khác cùng lúc với Prevenar-13, vắc xin cần được tiêm ở một vị trí khác.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ lạnh (từ 2 – 8 độ C). Không được đóng băng.
2. Đối tượng
Vắc xin Prevenar-13 (Bỉ) được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên và người lớn.
* Lưu ý: Vắc xin Prevenar-13 có thể tiêm cùng lúc với loại vắc xin DTwP hoặc DTaP (như các vắc xin: 6in1/5in1/4in1/ DPT, Adacel, Boostrix).
Nếu Prevenar-13 tiêm trước thì không cần khoảng cách.
Nếu Prevenar-13 tiêm sau nên cách tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin Prevenar-13 nên tiêm cách mũi Menactra tối thiểu 1 tháng.
* Lưu ý: Khách hàng đã tiêm Pneumo23:
Khách hàng ≥ 65 tuổi muốn tiêm Prevenar-13: khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 1 năm.
Khách hàng tuổi dưới 65 tuổi muốn tiêm Prevenar-13: khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 3 năm.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Từ 6 tuần tuổi đến dưới 7 tháng tuổi: Lịch tiêm gồm 4 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Mũi 3: cách mũi 2 là 1 tháng.
Mũi 4 (mũi nhắc lại): sau 8 tháng kể từ mũi thứ 3
(Mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ 11-15 tháng tuổi).
Từ 7 tháng đến dưới 12 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 3 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Mũi 3 (mũi nhắc lại): cách mũi 2 là 6 tháng.
(Mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi)
Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó): Lịch tiêm gồm 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.
Từ 24 tháng đến người lớn (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó hoặc chưa từng tiêm vắc xin Pneumo 23): Lịch tiêm 01 mũi.
4. Điều kiện trước tiêm
Bị nhiễm Covid-19 rồi có tiêm Prevenar-13 được không?
Sau khi khỏi bệnh Covid-19, hoàn toàn có thể tiêm được các vắc xin khác. Bác sĩ sẽ khám sàng lọc và có chỉ định phù hợp.
Người đang có bị bệnh lý nền có tiêm được Prevenar-13 không?
Trước khi tiêm chủng, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn đầy đủ. Vì vậy, cần thông tin cho bác sĩ về bệnh lý và loại thuốc bạn đang sử dụng. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp.
5. Khoảng cách với các vắc xin khác
Vắc xin Prevenar-13 có thể tiêm cùng lúc với DTwP hoặc DtaP (6in1/5in1/4in1/ DPT, Adacel, Boostrix) hoặc Td.
Nếu Prevenar-13 tiêm trước thì không cần khoảng cách.
Nếu Prevenar-13 tiêm sau nên cách tối thiểu 1 tháng.
Vắc xin Prevenar-13 nên tiêm cách mũi Menactra tối thiểu 1 tháng.
Không tiêm vắc xin Prevenar-13 cho Phụ nữ đang mang thai
* Lưu ý: Khách hàng đã tiêm Pneumo23:
Khách hàng tuổi ≥ 65 tuổi tiêm Prevenar-13: Khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 1 năm.
Khách hàng tuổi < 65 muốn tiêm Prevenar-13: Khoảng cách tối thiểu giữa Prevenar-13 và Pneumo23 là 3 năm.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Vắc xin Prevenar-13 có độ an toàn cao. Tuy nhiên, người được tiêm có thể gặp một số phản ứng nhẹ, kéo dài từ 1- 2 ngày:
Tại chỗ tiêm: ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Toàn thân: sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
3. Vắc xin ADACEL (Canada) phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Adacel tạo miễn dịch chủ động nhắc lại nhằm phòng bệnh ho gà – bạch hầu – uốn ván.
Nguồn gốc
Vắc xin Adacel ngừa ho gà – bạch hầu – uốn ván được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur – Pháp. Vắc xin Adacel được sản xuất tại Canada.
Đường tiêm
Tiêm bắp (nên tiêm ở vùng cơ delta).
Chống chỉ định
Người quá mẫn với thành phần của vắc xin.
Người rối loạn thần kinh cấp tính.
Thận trọng khi sử dụng
Không sử dụng các đường tiêm ngoài khuyến cáo.
Hoãn việc sử dụng vắc xin khi có sốt cao hoặc các bệnh cấp tính.
Không nên tiêm bắp Adacel cho những người bị các rối loạn chảy máu, như bệnh máu khó đông hoặc giảm tiểu cầu.
Tác dụng không mong muốn
Đau tại nơi tiêm là phản ứng tại chỗ hay gặp nhất, mệt mỏi ở trẻ em và nhức đầu ở thiếu niên và người lớn, sốt được báo cáo ở dưới 10% số người được tiêm vắc xin.
Phản ứng dị ứng quá mẫn, ngứa, mày đay.
Tương tác thuốc
Có thể tiêm Adacel cùng lúc với vắc xin cúm và vắc xin viêm gan B.
Khi tiêm các vắc xin cùng lúc thì phải dùng những bơm tiêm riêng và tiêm ở những vị trí khác nhau và tốt nhất là nên tiêm ở các chi khác nhau.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng.
2. Đối tượng
Vắc xin Adacel được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Vắc xin 3 trong 1 Adacel (Canada) có lịch tiêm như sau:
a) Trẻ em từ tròn 7 tuổi đến 18 tuổi chưa từng tiêm vắc xin chứa thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa:
Lịch tiêm sẽ là 3 mũi:
– Mũi 1: lần đầu tiên tiêm.
– Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
– Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng
Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước
b) Người lớn từ 18 tuổi trở lên từng tiêm vắc xin chứa thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván hoặc chưa hoàn tất lịch tiêm hoặc không rõ tình trạng đã tiêm ngừa hay chưa:
Lịch tiêm sẽ là 3 mũi:
– Mũi 1: lần đầu tiên tiêm.
– Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng
– Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng
Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước.
c) Trẻ em từ tròn 7 tuổi đến 18 tuổi đã tiêm đủ 4 mũi cơ bản vắc xin 6in1, 5in1, 4in1:
– Lịch tiêm 1 mũi, cần cách mũi vắc xin có chứa ho gà – bạch hầu – uốn ván trước đó tối thiểu là 5 năm
Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước
d) Người lớn từ 18 tuổi trở lên đã hoàn tất 03 mũi cơ bản ho gà – bạch hầu – uốn ván:
– Lịch tiêm 1 mũi
Sau đó tiêm liều nhắc tiếp theo khoảng cách tối thiểu 10 năm so với liều tiêm trước
Lưu ý:
– Có thể chuyển đổi giữa Adacel và Boostrix ở những liều tiêm nhắc.
4. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin có thành phần ho gà – bạch hầu – uốn ván là DTwP hoặc DtaP (6in1/5in1/4in1/ DPT, Adacel, Boostrix) có thể tiêm cùng lúc với vắc xin Prevenar 13.
+ Nếu Prevenar 13 tiêm trước thì không cần khoảng cách.
+ Nếu Prevenar 13 tiêm sau nên cách tối thiểu 1 tháng.
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau tiêm vắc xin 3 trong 1 Adacel có biểu hiện sốt không?
Sau khi tiêm 3 trong 1, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
Toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn tiêu hóa
6. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
4. Vắc xin Influvac Tetra 0.5ml (Hà Lan) phòng bệnh cúm
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Cúm Tứ giá Influvac Tetra được chỉ định để phòng ngừa bệnh cúm mùa do virus cúm thuộc hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria).
Nguồn gốc
Vắc xin Influvac Tetra được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng Abbott – Hà Lan.
Đường tiêm
Tiêm bắp hoặc tiêm sâu dưới da.
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với các thành phần hoạt tính, với bất kỳ tá dược hoặc bất cứ thành phần nào có thể chỉ có mặt với một lượng rất nhỏ như trứng (ovalbumin, protein gà), formaldehyde, cetyltrimethylammonium bromide, polysorbat 80, hoặc gentamicin.
Các bệnh nhân/trẻ em có triệu chứng sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính sẽ phải hoãn tiêm chủng.
Thận trọng khi sử dụng
Không được tiêm tĩnh mạch. Đáp ứng kháng thể có thể bị giảm ở bệnh nhân có ức chế miễn dịch nội sinh hoặc do điều trị.
Cũng như với tất cả các vắc xin tiêm, điều trị nội khoa thích hợp và việc giám sát phải luôn luôn sẵn sàng trong trường hợp xảy ra phản ứng quá mẫn sau khi tiêm vắc xin.
Tác dụng không mong muốn
Các phản ứng tại chỗ: đỏ, đau, sưng, cứng vị trí tiêm
Các phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, đầu đầu, đổ mồ hôi, chứng đau cơ, đau khớp
Các phản ứng bất lợi này thường mất đi trong vòng 1-2 ngày mà không cần điều trị.
Bảo quản
Vắc xin cúm Influvac Tetra phải được bảo quản tại 2°C đến 8°C (trong tủ lạnh).
Không được đông băng.
Bảo quản trong bao bì gốc. Tránh ánh sáng.
2. Đối tượng
Vắc xin Influvac Tetra 0.5ml được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Vắc xin Influvac Tetra 0.5 ml dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi chưa tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và tiêm nhắc hàng năm.
Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.
4. Điều kiện trước tiêm
Bị nhiễm Covid-19 rồi có tiêm cúm được không?
Sau khi điều trị xong bệnh Covid-19, sức khỏe hoàn toàn ổn định (không còn các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Covid-19) vẫn có thể tiêm các vắc xin khác được (trừ vắc xin Covid-19 cần chờ sau 6 tháng). Tùy vào sức khỏe khách hàng mà bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định phù hợp.
Khách hàng trước khi tiêm vắc xin cúm có cần ăn thử trứng gà trước khi tiêm để test dị ứng không?
Các khuyến cáo gần đây khẳng định, người dị ứng với trứng vẫn có thể tiêm ngừa cúm. Vì vậy trong thực hành tiêm chủng, bác sĩ không nhất thiết phải yêu cầu người đi tiêm vắc xin cúm cần ăn thử trứng để thử dị ứng trước khi tiêm.
Tuy nhiên, bên cạnh việc khám sàng lọc và tư vấn của bác sĩ, người đi tiêm vắc xin nên thông báo cho bác sĩ các thông tin lịch sử dị ứng của bản thân bao gồm dị ứng thức ăn, vắc xin, hóa chất, phản ứng nặng sau tiêm lần trước (nếu có)… Do vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm đưa con đến VNVC để tiêm chủng theo đúng lịch.
Phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin cúm không?
Vắc xin phòng cúm không chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai. Khách hàng có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Khi tiêm, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn, chỉ định mũi tiêm phù hợp. Khách hàng cần hoàn tất một số thủ tục trước tiêm.
Phụ nữ đang cho con bú có tiêm được vắc xin phòng cúm không?
Trong thời gian cho con bú, phụ nữ vẫn có thể đi tiêm chủng một số loại vắc xin như Cúm tránh trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho con, đặc biệt khi trẻ chưa đủ tuổi để tiêm ngừa một số vắc xin.
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Vắc xin Influvac Tetra là vắc xin có độ an toàn cao. Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
Toàn thân: sốt,mệt mỏi, đau đầu
6. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
5. Vắc xin IMOJEV – Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thế hệ mới
1. Thông tin vắc xin
Imojev là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được chỉ định cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
Nguồn gốc
Vắc xin Imojev được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp). Sản xuất tại Thái Lan.
Đường tiêm
Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: Tiêm tại mặt trước – bên của đùi hoặc vùng cơ Delta ở cánh tay.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm tại vùng cơ Delta ở cánh tay.
Liều tiêm: 0,5ml/liều Imojev hoàn nguyên.
Chống chỉ định
Người có tiền sử phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải làm suy yếu miễn dịch tế bào.
Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú sữa mẹ.
Thận trọng khi sử dụng
Không được tiêm vào lòng mạch máu.
Đối với những người điều trị corticosteroid liều cao đường toàn thân trong 14 ngày hay trên 14 ngày, sau khi ngưng điều trị nên chờ ít nhất 1 tháng hoặc đến khi hồi phục chức năng miễn dịch rồi mới tiến hành tiêm vắc xin Imojev.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: Đỏ, ngứa, sưng, đau.
Phản ứng toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, đau cơ, ở trẻ em có thể sốt còn người lớn có thể phát ban.
Tương tác thuốc
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị hay rubella.
Nếu nơi sinh sống có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên có thể tiêm Imojev cùng lúc với vắc xin phòng bệnh sởi.
Khi tiêm Imojev cùng lúc với các vắc xin khác, phải tiêm ở 2 vị trí khác nhau và phải dùng 2 bơm tiêm riêng biệt.
Bảo quản
Vắc xin Imojev cần bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, không được để đông băng.
Giữ vắc xin trong hộp để tránh ánh sáng.
2. Đối tượng
Vắc xin Imojev được chỉ định phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào) có lịch tiêm 2 mũi:
Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
Mũi 2: Cách 1 năm sau mũi đầu tiên.
Người tròn 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.
4. Điều kiện trước tiêm
Khi tiêm các vắc xin Viêm não Nhật Bản B cần khoảng cách gì không?
Để tiêm vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản, trong vòng 1 tháng gần nhất Khách hàng không tiêm các vắc xin sống giảm độc lực.
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin Viêm não Nhật Bản B Imojev và vắc xin khác cách nhau thế nào?
Thông thường, các bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc xin này cách nhau khoảng 2 tuần với các vắc xin khác, trừ các vắc xin sống giảm độc lực thì cần tiêm cách vắc xin viêm não Nhật Bản B Imojev ít nhất là 1 tháng. Trước khi tiêm các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp cho khách hàng.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản B, bé có sốt không?
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản B, bé hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm là triệu chứng thường gặp
Toàn thân: sốt, đau đầu,đau cơ, mệt mỏi, cáu kỉnh, mất cảm giác thèm ăn, nôn
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
6. Vắc xin MENACTRA (Mỹ) phòng bệnh viêm não mô cầu ACYW
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Menactra được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động cơ bản và nhắc lại phòng bệnh xâm lấn do N.meningitidis (vi khuẩn não mô cầu) các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra, như: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi…
Nguồn gốc
Vắc xin Menactra được sản xuất bởi hãng vắc xin hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp). Được sản xuất tại Mỹ.
Đường tiêm
Menactra được chỉ định tiêm bắp, tốt nhất là ở mặt trước – ngoài của đùi hoặc vùng cơ delta tùy theo tuổi và khối cơ của đối tượng. Không được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong da & dưới da đối với vắc xin Menactra.
Chống chỉ định
Người đã bị phản ứng quá mẫn toàn thân với bất cứ thành phần của vắc xin, hoặc sau một lần tiêm vắc xin này hoặc một vắc xin chứa cùng một thành phần trước đây.
Người được chẩn đoán mắc hội chứng Guillain-Barré (GBS) nhạy cảm bất thường, liệt có thể tăng nguy cơ bị GBS sau khi tiêm Menactra. Cần lưu ý lợi ích và nguy cơ tiềm tàng khi quyết định sử dụng vắc xin.
Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.
Hiếm khi có phản ứng dị ứng nhưng cần ngưng liều thứ 2 nếu liều 1 có dấu hiệu dị ứng.
Thận trọng khi sử dụng
Rất thận trọng khi tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu Menactra cho phụ nữ có thai, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ hoặc trong trường hợp thật cần thiết.
Luôn có sẵn thiết bị và phác đồ phòng sốc phản vệ.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thiếu hụt bổ thể hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch có thể không đáp miễn dịch đầy đủ với vắc xin.
Như tất cả các vắc xin dùng đường tiêm khác, phải thận trọng khi sử dụng vắc xin này cho người bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu vì có thể bị chảy máu sau khi tiêm bắp.
Tác dụng không mong muốn
Các phản ứng bất lợi toàn thân và tại chỗ trong dự kiến thường được báo cáo trong vòng 7 ngày sau khi tiêm chủng.
Trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi: Nhạy chỗ tiêm (đau, nổi ban đỏ hoặc sưng nhẹ – những triệu chứng này thường biến mất sau 72 giờ) và cáu kỉnh.
Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: Đau tại vị trí tiêm và cáu kỉnh. Tiêu chảy, ngủ gà và chán ăn cũng thường xảy ra.
Thanh thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi & các đối tượng trưởng thành từ 18 đến 55 tuổi: Đau tại vị trí tiêm, đau đầu và mệt mỏi.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C. Không được đông băng.
2. Đối tượng
Vắc xin Menactra (Mỹ) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56) phòng bệnh viêm màng não mô cầu ACYW do các nhóm huyết thanh A,C,Y, W-135 gây ra.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Trẻ từ 9 tháng đến dưới 24 tháng: 2 liều cách nhau ít nhất 3 tháng.
Trẻ em từ 2 tuổi đến 55 tuổi (trước sinh nhật lần thứ 56): 1 liều duy nhất.
4. Điều kiện trước tiêm
Khi tiêm vắc xin Menactra cần lưu ý gì không?
Quý khách lưu ý một số khoảng cách giữa vắc xin Menactra với các vắc xin sau:
+ Vắc xin 6in1/5in1/4in1/DPT: tiêm chung cùng ngày hoặc nếu tiêm 6in1/5in1/4in1/DPT trước thì nên cách 6 tháng sau mới tiêm Menactra. Nếu tiêm Menactra trước thì không giới hạn thời gian tiêm vắc xin 6in1/5in1/4in1/DPT.
+ Tiêm vắc xin VA-Mengoc-BC: nên cách 2 tháng.
+ Tiêm phế cầu Prevenar 13: nên cách 1 tháng, nên hoàn tất lịch tiêm Prevenar 13 trước khi tiêm Menactra.
+ Không nên tiêm cùng ngày với vắc xin thương hàn Typhim (Pháp) (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin Menactra và vắc xin não mô cầu BC cách nhau thế nào?
Nếu trẻ từ 6 tháng – 9 tháng tuổi:
Khuyến cáo tiêm VA-Mengoc BC trước.
Sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin VA-Mengoc BC, khuyến cáo tiêm vắc xin Menactra.
Khoảng cách tối thiểu giữa VA-Mengoc BC và Menactra là 2 tháng (trường hợp bất khả kháng có thể tiêm xen kẽ).
Nếu trẻ từ tròn 9 tháng tuổi trở lên và chưa từng tiêm vắc xin VA-Mengoc BC trước đây:
Khuyến cáo tiêm vắc xin Menactra trước.
Sau khi tiêm đủ 2 mũi Menactra mới tư vấn VA-Mengoc BC.
Khoảng cách tối thiểu giữa VA-Mengoc BC và Menactra là 2 tháng (trường hợp bất khả kháng có thể tiêm xen kẽ).
Vắc xin Menactra và vắc xin chứa thành phần Bạch hầu, ho gà, uốn ván là 6in1, 5in1, 4in1, 3in1 (của Tiêm chủng mở rộng) cách nhau thế nào?
Tiêm cùng lúc hoặc tiêm Menactra trước (không giới hạn thời gian so với mũi cách vắc xin đề cập phía trên)
Nếu đã tiêm các vắc xin đề cập phía trên trước, nên cách Menactra khoảng cách 6 tháng
Khoảng cách giữa vắc xin Menactra và vắc xin Prevenar 13 là bao lâu?
Không tiêm cùng lúc vắc xin Menactra và Prevenar 13.
Khoảng cách tối thiểu giữa Menactra và Prevenar 13 nên là 4 tuần.
Vắc xin Menactra và vắc xin não mô cầu AC cách nhau bao lâu?
Người đã từng sử dụng vắc xin não mô cầu AC có thể chỉ định tiêm Menactra.
Mũi tiêm Menactra cách mũi cuối của vắc xin não mô cầu AC tối thiểu 2 tháng.
Vắc xin Menactra và vắc xin thương Hàn Typhim (Pháp) là bao lâu?
Không nên tiêm Menactra cùng ngày với vắc xin Thương hàn Typhim VI (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Menactra, trẻ thường gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm
Toàn thân: ngủ gà, cáu kỉnh, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, chán ăn. Các triệu chứng thường nhẹ và thoáng qua.
Các phản ứng sau tiêm có thể gặp trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
7. Vắc xin VARIVAX (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Varivax tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra.
Nguồn gốc
Vắc xin Varivax được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ).
Đường tiêm
Vắc xin Varivax được chỉ định tiêm dưới da. Liều đơn 0.5ml
Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, bao gồm cả: gelatin, neomycin.
Người đang mắc các bệnh bạch, loạn sản máu, các bệnh u lympho, hoặc các khối u ác tính ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, tủy xương.
Người đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (bao gồm corticoid liều cao). Hoặc đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Người đã có miễn dịch do mắc phải.
Người đang mắc các bệnh lý tiến triển, sốt cao trên 38 độ C. Tuy nhiên không có chống chỉ định cho trường hợp sốt nhẹ.
Người mắc bệnh lao thể hoạt động chưa được điều trị.
Thận trọng khi sử dụng
Cũng như các vắc xin khác; cần có hộp chống sốc đầy đủ trước khi tiêm.
Chưa có bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của Varivax trên trẻ nhỏ và người trẻ tuổi đã bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Chưa có nghiên cứu về tính an toàn của Varivax trên trẻ <12 tháng tuổi.
Người được tiêm chủng nên tránh tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh như: người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai nhưng chưa tiêm phòng thủy đậu; người chăm sóc trẻ mà chưa có miễn dịch do mắc phải hay do tiêm phòng…
Chưa có nghiên cứu về việc tác động của Varivax trên sự phát triển của thai kỳ vì vậy phụ nữ phải tránh mang thai ít nhất 3 tháng sau khi tiêm.
Cũng chưa rõ vắc xin có bài tiết qua sữa mẹ hay không nên cần thận trọng khi sử dụng vắc xin cho bà mẹ đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Hoãn tiêm vắc xin thủy đậu ít nhất 5 tháng sau khi truyền máu hoặc huyết tương và tiêm bất kỳ một immunoglobulin với Varicella zoster (VZIG).
Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu trong vòng 2 tháng không được sử dụng immunoglobulin nào, kể cả VZIG, trừ khi việc tiêm này có lợi hơn tác dụng của vắc xin.
Trong vòng 6 tuần kể từ khi tiêm vắc xin không được dùng thuốc có chứa salicylate do có xảy ra hội chứng Reye trên bệnh nhân mắc thủy đậu tự nhiên được điều trị bằng salycilate.
Nếu không dùng đồng thời với vắc xin MMR II (sởi- quai bị- rubella) thì nên dùng cách nhau ít nhất 1 tháng.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, khối tụ máu…
Có thể sốt cao.
Phát ban dạng thủy đậu tại vết tiêm hay toàn thân.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
2. Đối tượng
Vắc xin Varivax là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.
3. Phác đồ, lịch tiêm
* Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1 (ưu tiên) hoặc hẹn mũi 2 lúc 4-6 tuổi.
* Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 02 mũi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 01 tháng.
4. Điều kiện trước tiêm
Tiêm vắc xin thủy đậu có cần khoảng cách không?
Để tiêm vắc xin thuỷ đậu, Khách hàng cần lưu ý trong vòng 1 tháng gần nhất không tiêm các vắc xin sống giảm độc lực.
5. Khoảng cách với các vắc xin khác
Khoảng cách giữa vắc xin thủy đậu Varivax và vắc xin khác là bao lâu?
Thực tế các bác sĩ thường khuyến cáo tiêm vắc xin Varivax cách khoảng 2 tuần với các vắc xin khác, trừ các vắc xin sống giảm độc lực thì cần tiêm cách vắc xin thủy đậu ít nhất 1 tháng. Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định mũi tiêm phù hợp.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu về thì bé có sốt không?
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: phát ban dạng thủy đậu, đau, đỏ, sưng.
Toàn thân: sốt
Lưu ý: Cần tránh dùng chế phẩm chứa Salicylate (Aspirin hoặc các chế phẩm bôi, dán giảm đau) trong ít nhất 6 tuần sau khi tiêm.
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
8. Vắc xin PRIORIX (Bỉ) phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Priorix có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi, Priorix có thể tăng khả năng bảo vệ lên đến 98% nếu tiêm đủ 2 mũi. Priorix bảo vệ sớm cho trẻ, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong, giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.
Nguồn gốc
Vắc xin Priorix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học – Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ.
Đường tiêm
Vắc xin Priorix được chỉ định tiêm dưới da. Có thể tiêm bắp vắc xin Priorix ở vùng cơ delta hoặc mặt trước bên đùi.
Tiêm vắc xin Priorix dưới da cho những đối tượng bị rối loạn chảy máu.
Chống chỉ định
Chống chỉ định tiêm Priorix cho những người có tiền sử quá mẫn hệ thống với neomycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. Không chống chỉ định khi có tiền sử viêm da tiếp xúc với neomycin.
Chống chỉ định tiêm, Priorix cho các đối tượng có dấu hiệu quá mẫn sau khi tiêm liều vắc xin Sởi, Quai bị và/hoặc Rubella trước đó.
Chống chỉ định tiêm Priorix cho những người suy giảm miễn dịch dịch thể hoặc tế bào (nguyên phát hoặc mắc phải), như nhiễm HIV có triệu chứng.
Chống chỉ định tiêm Priorix cho phụ nữ mang thai. Nên tránh có thai trong 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.
Thận trọng khi sử dụng
Hoãn tiêm chủng vắc xin Priorix cho những người đang sốt cao cấp tính. Tuy nhiên, không chống chỉ định khi có biểu hiện nhiễm khuẩn nhẹ.
Thành phần sởi và quai bị trong vắc xin được sản xuất từ nuôi cấy tế bào phôi gà, do đó có thể tồn dư một lượng rất nhỏ protein trứng gà. Những người có tiền sử phản ứng phản vệ, phản ứng dạng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn tức thời (như mề đay toàn thân,phù miệng và họng, khó thở, hạ huyết áp hoặc sốc) sau khi ăn trứng gà có thể tăng nguy cơ gặp phản ứng quá mẫn tức thời sau khi tiêm vắc xin, mặc dù phản ứng dạng này rất hiếm khi xảy ra. Nên thận trọng sử dụng vắc xin cho những người có tiền sử phản ứng quá mẫn sau khi ăn trứng gà và có sẵn các phương tiện điều trị đề phòng phản ứng xảy ra.
Tiêm chủng Priorix thận trọng cho những người có tiền sử bản thân hoặc tiền sử gia đình có bệnh dị ứng hoặc co giật.
Không được tiêm tĩnh mạch Priorix.
Đã có báo cáo một số trường hợp làm nặng hơn tình trạng giảm tiểu cầu và làm tái phát tình trạng giảm tiểu cầu ở những người từng bị chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm liều đầu tiên vắc xin sống có chứa virus Sởi – Quai bị – Rubella. Trong những trường hợp này, cần đánh giá cẩn thận giữa lợi ích – nguy cơ khi tiêm phòng vắc xin.
Dữ liệu về việc sử dụng Priorix cho các đối tượng suy giảm miễn dịch còn hạn chế, do đó việc tiêm chủng cho những đối tượng này cần được xem xét thận trọng, và chỉ sử dụng khi có đánh giá của bác sĩ cho thấy các lợi ích vượt trội so với nguy cơ (ví dụ như đối tượng nhiễm HIV không có triệu chứng).
Các đối tượng suy giảm miễn dịch không có chống chỉ định với tiêm chủng vắc xin Priorix, nhưng có thể sẽ không có đáp ứng tốt như những người có miễn dịch bình thường, do đó, một số trường hợp này vẫn có thể mắc Sởi, Quai bị hoặc Rubella mặc dù đã được tiêm phòng đầy đủ.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Không tiêm vắc xin Priorix cho phụ nữ có thai.
Tuy nhiên, không ghi nhận những báo cáo về những mối nguy hại đến bào thai khi tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho phụ nữ có thai.
Thậm chí, khi nguy cơ lý thuyết không được loại trừ, không có trường hợp hội chứng Rubella bẩm sinh nào được báo cáo trong hơn 3500 trường hợp phụ nữ vô tình được tiêm phòng vắc xin có chứa rubella trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Do đó, việc vô ý tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cho những phụ nữ không biết mình đang mang thai thì không phải là lý do để chấm dứt thai kỳ.
Phụ nữ nên tránh có thai 1 tháng sau khi tiêm vắc xin. Phụ nữ dự định có thai thì nên hoãn lại việc có thai.
Phụ nữ cho con bú
Không có số liệu ở người liên quan đến việc dùng Priorix cho phụ nữ cho con bú. Có thể tiêm vắc xin khi lợi ích thu được vượt trội nguy cơ.
Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác
Nếu cần thử phản ứng lao tố thì nên tiến hành trước hoặc cùng lúc với việc tiêm chủng vì có báo cáo cho thấy vắc xin sởi sống (và có thể cả quai bị) có thể gây ức chế tạm thời phản ứng lao tố. Sự ức chế này có thể kéo dài 4-6 tuần và không nên xét nghiệm phản ứng lao tố trong khoảng thời gian này sau khi tiêm chủng để tránh kết quả âm tính giả.
Có thể tiêm đồng thời Priorix với bất kỳ vắc xin đơn giá hay vắc xin kết hợp như: vắc xin 6 giá (DTPa-HBV-IPV/Hib), vắc xin bạch hầu – uốn ván – ho gà vô bào (DTPa), vắc xin bạch hầu- uốn ván-ho gà vô bào giảm kháng nguyên (dTpa), vắc xin Haemophilus influenzae nhóm b (Hib), vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV), vắc xin viêm gan B (HBV), vắc xin viêm gan A (HAV), vắc xin não mô cầu nhóm huyết thanh B (MenB), vắc xin cộng hợp não mô cầu nhóm huyết thanh C (MenC), vắc xin não mô cầu cộng hợp nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 (MenACWY), vắc xin thủy đậu và vắc xin cộng hợp phế cầu (PCV).
Có thể kết hợp sử dụng vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella đồng thời với vắc xin bại liệt uống (OPV) hoặc vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván toàn tế bào (DTwP).
Nếu tiêm Priorix cùng lúc với vắc xin dạng tiêm khác, nên tiêm các vắc xin ở các vị trí tiêm khác nhau.
Vắc xin Priorix có thể sử dụng đồng thời với các vắc xin sống giảm động lực dạng tiêm khác hoặc phải cách 1 tháng nếu không thể tiêm đồng thời.
Nên trì hoãn việc tiêm chủng ít nhất là 3 tháng cho những người sử dụng gamma globulin hoặc truyền máu/chế phẩm từ máu vì có nguy cơ thất bại chủng ngừa do kháng thể Sởi – Quai bị – Rubella có được một cách thụ động.
Có thể tiêm Priorix nhắc lại cho những người trước đó đã tiêm chủng bằng vắc xin kết hợp Sởi – Quai bị – Rubella khác.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: Đau, sưng, nổi ban đỏ, chai cứng, ngứa, bầm tím, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
Bảo quản
Vắc xin Priorix được bảo quản trong tủ lạnh (2°C – 8°C). Không làm đông đá vắc xin, đông khô cũng như dung môi.
Có thể bảo quản dung môi trong tủ lạnh hoặc nhiệt độ phòng. Bảo quản trong bao bì gốc để tránh ánh sáng.
2. Đối tượng
Vắc xin Priorix được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn.
3. Phác đồ. lịch tiêm
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II)
– Phác đồ 3 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.
Mũi 3: cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi
– Phác đồ 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.
Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn
– Phác đồ 2 mũi:
Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
4. Phản ứng sau tiêm
Vắc xin Priorix có độ an toàn cao. Tuy nhiên, người được tiêm có thể gặp một số phản ứng nhẹ, kéo dài từ 1- 2 ngày:
Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm.
Các phản ứng toàn thân khác: Sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
5. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
9. Vắc xin TWINRIX (Bỉ) phòng bệnh viêm gan A+B
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Twinrix được chỉ định để phòng 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B ở trẻ em từ 1 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Nguồn gốc
Vắc xin Twinrix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK) – Bỉ.
Đường tiêm
Tiêm bắp.
Chống chỉ định
Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin hoặc có biểu hiện quá mẫn với vắc xin phòng viêm gan B và viêm gan A đơn lẻ.
Thận trọng khi sử dụng
Người đang sốt cao, cấp tính.
Vắc xin không phòng được bệnh viêm gan do các tác nhân khác như viêm gan C và viêm gan E.
Phụ nữ có thai và cho con bú: không có chống chỉ định nhưng phải có sự cân nhắc của chuyên gia y tế.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ da.
Phản ứng toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, có thể sốt.
Có cảm giác buồn nôn.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C và không được đông băng.
2. Đối tượng
Vắc xin phòng bệnh Viêm gan A+B (Twinrix) được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Lịch tiêm 2 mũi cho trẻ từ 12 tháng – dưới 16 tuổi:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
– Mũi 2: 6 tháng sau mũi 1.
Lịch tiêm 3 mũi cho người từ 16 tuổi trở lên:
– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
– Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
– Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.
4. Điều kiện trước tiêm
Trước khi tiêm vắc xin viêm gan A+B cần làm xét nghiệm 2 chỉ số: HBsAg và AntiHBs
5. Khoảng cách với vắc xin khác
Khoảng cách giữa vắc xin Viêm gan A+B và các vắc xin khác?
Vắc xin viêm gan A+B cần tiêm cách vắc xin 6in1/5in1 (TCMR) 1 tháng vì có cùng thành phần viêm gan B.
6. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh Viêm gan A+B, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:
Tại chỗ tiêm: đau, sưng, đỏ
Toàn thân: đau đầu, khó chịu.
7. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.
10. Vắc xin TYPHIM (Pháp) phòng bệnh Thương hàn
1. Thông tin vắc xin
Vắc xin Typhim VI phòng ngừa bệnh Thương hàn (bệnh về đường tiêu hóa) gây ra bởi vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) cho trẻ từ trên 2 tuổi và người lớn.
Nguồn gốc
Vắc xin Typhim VI được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).
Đường tiêm
Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với các thành phần trong vắc xin.
Không tiêm bắp cho người bị rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.
Trẻ em dưới 2 tuổi vì đáp ứng miễn dịch thấp.
Thận trọng khi sử dụng
Hoãn sử dụng vắc xin khi đang có biểu hiện sốt hoặc nhiễm trùng.
Phải chắc chắn rằng không được tiêm vắc xin vào trong lòng mạch máu.
Vắc xin Typhim Vi chỉ phòng được bệnh sốt thương hàn do Samonella typhi còn không phòng được bệnh thương hàn do Samonella paratyphi tuýp A và B gây ra.
Luôn có sẵn phác đồ chống sốc phản vệ khi tiêm phòng vắc xin mặc dù rất hiếm gặp các phản ứng dị ứng này xảy ra khi tiêm Typhim Vi.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Không có chống chỉ định cho phụ nữ có thai, tuy nhiên việc dùng thuốc trong thời gian thai kỳ phải có chỉ định của bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú: vẫn có thể tiêm phòng vắc xin.
Tác dụng không mong muốn
Phản ứng tại chỗ: sưng, đau, có quầng đỏ tại vết tiêm.
Phản ứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn và đau bụng.
Rất hiếm có trường hợp phát ban trên da hoặc quá mẫn.
Tương tác thuốc
Vắc xin Typhim Vi có thể tiêm cùng các vắc xin khác như: viêm gan A, bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, dại, viêm gan B, viêm màng não B+C trong cùng một đợt tiêm chủng.
Bảo quản
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C đến 8 độ C.
2. Đối tượng
Vắc xin thương hàn được chỉ định cho trẻ từ trên 2 tuổi (2 tuổi 1 ngày) trở lên và người lớn.
3. Phác đồ, lịch tiêm
Lịch tiêm 01 mũi.
Tiêm nhắc: mỗi 3 năm nếu có nguy cơ nhiễm bệnh.
4. Khoảng cách với vắc xin khác
Vắc xin Thương hàn Typhim VI (Pháp) không nên tiêm cùng 1 ngày với vắc xin Menactra (đối với trẻ em dưới 18 tuổi).
5. Phản ứng sau tiêm chủng
Sau khi tiêm vắc xin phòng Thương hàn, người tiêm hay gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như sau:
Phản ứng tại chỗ: sưng, đau, có quầng đỏ tại vết tiêm.
Phản ứng toàn thân: sốt, đau đầu, đau khớp
6. Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.